Hỏi & Đáp: Ký hợp đồng mua bán đất ghi giá thấp hơn thực tế sẽ bị xử lý ra sao? Hỏi: Vào năm 2015, tôi có mua một mảnh đất với giá hợp đồng mua đất thực tế là 800 triệu đồng. Tuy nhiên, hợp đồng công chứng thì chỉ ghi 80 triệu đồng. Từ đó tới nay, chủ đất không hoàn thiện được hạ tầng trên mảnh đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lại có thái độ cố tình trì trệ trả sổ đỏ cho tôi. Cho tôi hỏi, trong trường hợp có hai hợp đồng mua đất với giá bán khác nhau như vậy, nếu tôi kiện ra toà thì hợp đồng công chứng có bị vô hiệu không? Tôi có bắt buộc trả lại đất cho người chủ đất không? Đáp: Luật sư Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Bảo Ngọc (Hà Nội) trả lời: Theo nội dung quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do yếu tố giả tạo: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, giao dịch dân sự đó vô hiệu.” Như vậy, trong trường hợp của bạn có thể đánh giá như sau: Hợp đồng mua đất đã công chứng có giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế với mục đích nhằm che giấu hợp đồng thực tế, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đối với bên thứ ba là Nhà nước, do đó hợp đồng công chứng vô hiệu do giả tạo. Bên cạnh đó tại điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.. Vậy, nếu hợp đồng mua đất của bạn bị tuyên bố vô hiệu, cả chủ đất và bạn đều phải hoàn trả lại cho bên còn lại những gì đã nhận khi thực hiện mua bán mảnh đất trên. Theo đó, bạn phải trả lại đất đã mua, còn người bán phải trả lại tiền đã giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch dân sự bị che giấy vẫn có hiệu lực, tức hợp đồng mua đất thực tế có giá trị 800 triệu đồng vẫn có hiệu lực. Nếu bạn không muốn trả lại đất đã mua, bạn và chủ đất vẫn có thể tạo lập, ký kết hợp đồng mới và công chứng, thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất theo quy định pháp luật. -------------------------------- Nguồn: Thời báo kinh doanh Xem thêm kiến thức luật pháp kinh doanh và /mua/bán/thuê/cho thuê/đầu tư và kiếm tiền từ BĐS tại: http://bit.ly/2ZlT0QF

Hỏi & Đáp: Ký hợp đồng mua bán đất ghi giá thấp hơn thực tế sẽ bị xử lý ra sao? Hỏi: Vào năm 2015, tôi có mua một mảnh đất với giá hợp đồng mua đất thực tế là 800 triệu đồng. Tuy nhiên, hợp đồng công chứng thì chỉ ghi 80 triệu đồng. Từ đó tới nay, chủ đất không hoàn thiện được hạ tầng trên mảnh đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lại có thái độ cố tình trì trệ trả sổ đỏ cho tôi. Cho tôi hỏi, trong trường hợp có hai hợp đồng mua đất với giá bán khác nhau như vậy, nếu tôi kiện ra toà thì hợp đồng công chứng có bị vô hiệu không? Tôi có bắt buộc trả lại đất cho người chủ đất không? Đáp: Luật sư Phạm Thanh Bình, Công ty Luật Bảo Ngọc (Hà Nội) trả lời: Theo nội dung quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do yếu tố giả tạo: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba, giao dịch dân sự đó vô hiệu.” Như vậy, trong trường hợp của bạn có thể đánh giá như sau: Hợp đồng mua đất đã công chứng có giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế với mục đích nhằm che giấu hợp đồng thực tế, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế đối với bên thứ ba là Nhà nước, do đó hợp đồng công chứng vô hiệu do giả tạo. Bên cạnh đó tại điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau: 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.. Vậy, nếu hợp đồng mua đất của bạn bị tuyên bố vô hiệu, cả chủ đất và bạn đều phải hoàn trả lại cho bên còn lại những gì đã nhận khi thực hiện mua bán mảnh đất trên. Theo đó, bạn phải trả lại đất đã mua, còn người bán phải trả lại tiền đã giao dịch. Tuy nhiên, giao dịch dân sự bị che giấy vẫn có hiệu lực, tức hợp đồng mua đất thực tế có giá trị 800 triệu đồng vẫn có hiệu lực. Nếu bạn không muốn trả lại đất đã mua, bạn và chủ đất vẫn có thể tạo lập, ký kết hợp đồng mới và công chứng, thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất theo quy định pháp luật. -------------------------------- Nguồn: Thời báo kinh doanh Xem thêm kiến thức luật pháp kinh doanh và /mua/bán/thuê/cho thuê/đầu tư và kiếm tiền từ BĐS tại: http://bit.ly/2ZlT0QF



(Feed generated with FetchRSS)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lakeview City – Xứng tầm thành phố thượng lưu ven hồ

Safira Khang Điền

Goldmark City - Mang đến cuộc sống thịnh vượng, vững bền hạnh phúc