Không ít các vụ lừa đảo mua bán nhà đất mà người bán chính là nạn nhân, vì đặt lòng tin sai người hoặc không am hiểu pháp luật. 1 - Sổ còn cầm trên tay, nhà bỗng dưng "bay" mất? Ông Triệu Hoài Phong (ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) cho biết gia đình ông đã bị kẻ gian lừa tráo sổ đỏ thật rồi tiến hành bán cho người khác. Theo đó, vợ chồng ông Phong có sở hữu một căn nhà ở mặt tiền đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM. Ông Phong có liên hệ nhờ môi giới đăng tin bán căn nhà trên với mức giá 12 tỷ ở các trang web đăng tin bất động sản. Trong thời gian đăng bán có một nhóm đối tượng đến đòi xem nhà cùng sổ đỏ và nói cần chụp hình để xác minh lại thông tin nhà đất. Khoảng một thời gian sau nhóm đối tượng này quay lại và mượn lại sổ vì cần xác minh thêm thông tin sau đó không thấy trở lại nữa. Một thời gian sau đó, vợ chồng ông Phong mới nhận được điện thoại của ngân hàng A rằng căn nhà trên đã được thế chấp tại ngân hàng nhưng sao còn tiếp tục rao bán. Tá hỏa, vợ chồng ông mới tới ngân hàng và các cơ quan chức năng tìm hiểu thì mới biết là căn nhà của vợ chồng ông đã bị thế chấp với chủ là một người khác và giấy tờ nhà đất ông đang cầm là giấy tờ được làm giả. Thực tế, trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất nhằm vào đối tượng người bán như trên lại không hiếm khi xảy ra. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này đang ngày càng tinh vi với sự hỗ trợ của công nghệ cao. Chỉ cần có hình ảnh sổ nhà đất của bạn thì chúng có thể làm giả rất nhiều sổ khác với hình thức nhìn sơ qua là y như một. Cách thức lừa đảo được tiến hành như sau, nhóm đối tượng sẽ nhắm đến các nhà đất có giá trị cao để tiến hành lừa đảo. Sau khi liên hệ và tiếp cận trong vai trò là người đi xem mua nhà, chúng sẽ mượn xem sổ và cần chụp hình lại để xác minh thông tin, một lý do vô cùng hợp lý mà bạn không thể nào từ chối. Bước kế tiếp, nhóm đối tượng này sẽ sử dụng các thông tin, hình chụp các giấy tờ nhà đất đó làm giả một bộ hồ sơ. Tiếp theo nhóm đối tượng này sẽ lại tiếp cận bạn để tìm cách đánh tráo hồ sơ nhà đất thật, giả và cao chạy xa bay. 2 - Làm thế nào đề phòng lừa đảo mua bán nhà đất? Thật ra cách để đề phòng lừa đảo mua bán nhà đất với hình thức này lại khá đơn giản. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề xuất hiện ở lần thứ hai mà các đối tượng này tiếp cận lại bạn. Đây sẽ là lúc các đối tượng tiến hành đánh tráo giữa sổ giả và thật. Vậy nếu chúng không thể tiếp cận được sổ thật hoặc không có cơ hội để đánh tráo thì sẽ không có vụ lừa đảo nào xảy ra đúng không?. Nói đi cũng phải nói lại, các vụ lừa đảo mua bán nhà đất có thể tiến hành trót lọt, dễ dàng chính do một phần nguyên nhân ở người bán. Chính sự chủ quan, không cẩn thận, thiếu kiến thức pháp luật cần thiết về mua bán nhà đất là kẽ hở mà các đối tượng mua bán nhà đất có thể tận dụng để thực hiện hành vi. Via: MuaBanNhaDat theo TBKD Tham khảo thêm khoá học Online Bí quyết đầu tư BĐS cùng các chuyên gia tại: https://bit.ly/2KwKGIY

Không ít các vụ lừa đảo mua bán nhà đất mà người bán chính là nạn nhân, vì đặt lòng tin sai người hoặc không am hiểu pháp luật. 1 - Sổ còn cầm trên tay, nhà bỗng dưng "bay" mất? Ông Triệu Hoài Phong (ngụ phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM) cho biết gia đình ông đã bị kẻ gian lừa tráo sổ đỏ thật rồi tiến hành bán cho người khác. Theo đó, vợ chồng ông Phong có sở hữu một căn nhà ở mặt tiền đường Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM. Ông Phong có liên hệ nhờ môi giới đăng tin bán căn nhà trên với mức giá 12 tỷ ở các trang web đăng tin bất động sản. Trong thời gian đăng bán có một nhóm đối tượng đến đòi xem nhà cùng sổ đỏ và nói cần chụp hình để xác minh lại thông tin nhà đất. Khoảng một thời gian sau nhóm đối tượng này quay lại và mượn lại sổ vì cần xác minh thêm thông tin sau đó không thấy trở lại nữa. Một thời gian sau đó, vợ chồng ông Phong mới nhận được điện thoại của ngân hàng A rằng căn nhà trên đã được thế chấp tại ngân hàng nhưng sao còn tiếp tục rao bán. Tá hỏa, vợ chồng ông mới tới ngân hàng và các cơ quan chức năng tìm hiểu thì mới biết là căn nhà của vợ chồng ông đã bị thế chấp với chủ là một người khác và giấy tờ nhà đất ông đang cầm là giấy tờ được làm giả. Thực tế, trường hợp lừa đảo mua bán nhà đất nhằm vào đối tượng người bán như trên lại không hiếm khi xảy ra. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này đang ngày càng tinh vi với sự hỗ trợ của công nghệ cao. Chỉ cần có hình ảnh sổ nhà đất của bạn thì chúng có thể làm giả rất nhiều sổ khác với hình thức nhìn sơ qua là y như một. Cách thức lừa đảo được tiến hành như sau, nhóm đối tượng sẽ nhắm đến các nhà đất có giá trị cao để tiến hành lừa đảo. Sau khi liên hệ và tiếp cận trong vai trò là người đi xem mua nhà, chúng sẽ mượn xem sổ và cần chụp hình lại để xác minh thông tin, một lý do vô cùng hợp lý mà bạn không thể nào từ chối. Bước kế tiếp, nhóm đối tượng này sẽ sử dụng các thông tin, hình chụp các giấy tờ nhà đất đó làm giả một bộ hồ sơ. Tiếp theo nhóm đối tượng này sẽ lại tiếp cận bạn để tìm cách đánh tráo hồ sơ nhà đất thật, giả và cao chạy xa bay. 2 - Làm thế nào đề phòng lừa đảo mua bán nhà đất? Thật ra cách để đề phòng lừa đảo mua bán nhà đất với hình thức này lại khá đơn giản. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề xuất hiện ở lần thứ hai mà các đối tượng này tiếp cận lại bạn. Đây sẽ là lúc các đối tượng tiến hành đánh tráo giữa sổ giả và thật. Vậy nếu chúng không thể tiếp cận được sổ thật hoặc không có cơ hội để đánh tráo thì sẽ không có vụ lừa đảo nào xảy ra đúng không?. Nói đi cũng phải nói lại, các vụ lừa đảo mua bán nhà đất có thể tiến hành trót lọt, dễ dàng chính do một phần nguyên nhân ở người bán. Chính sự chủ quan, không cẩn thận, thiếu kiến thức pháp luật cần thiết về mua bán nhà đất là kẽ hở mà các đối tượng mua bán nhà đất có thể tận dụng để thực hiện hành vi. Via: MuaBanNhaDat theo TBKD Tham khảo thêm khoá học Online Bí quyết đầu tư BĐS cùng các chuyên gia tại: https://bit.ly/2KwKGIY



(Feed generated with FetchRSS)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lakeview City – Xứng tầm thành phố thượng lưu ven hồ

Safira Khang Điền

Goldmark City - Mang đến cuộc sống thịnh vượng, vững bền hạnh phúc