Photos from Trần Minh Bất Động Sản's post

ECO VILLAGE - LOẠI HÌNH DÂN CƯ SINH THÁI CỦA TƯƠNG LAI Chúng ta đang sống trong một thế giới tươi đẹp. Mẹ thiên nhiên hào phóng ban cho chúng ta môi trường sống cùng tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Nhưng con người đang dần hủy hoại môi trường sống tuyệt vời đó. Thời gian gần đây, mẹ thiên nhiên đã trở mình và chúng ta đang nhận lấy những hậu quả khôn lường, đó là một năm đầy bão, lũ quét, cháy rừng,.. đỉnh điểm là dịch bệnh toàn cầu COVID-19 gần đây. Trong bài viết lần trước, tôi đã giới thiệu với các bạn về Eco lodge hay Eco stay và những đặc điểm của loại hình này. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu với các bạn về Eco village và tôi tin tưởng mãnh liệt Eco village sẽ trở thành loại hình dân cư sinh thái của tương lai. Đây là loại hình nơi con người quay trở lại sống hài hòa với thiên nhiên, trở thành một thành phần trong hệ sinh thái bền vững. Tôi mong bài viết này sẽ chạm đến ai đó có cùng nỗi trăn trở với mình. 3 ĐẶC ĐIỂM TẠO NÊN ECO VILLAGE: 1. ECO VILLAGE LÀ MỘT NGÔI LÀNG: Eco village - làng sinh thái, đầu tiên là một ngôi làng đúng nghĩa với dân cư sinh sống và định cư lâu dài. Thông thường, một ngôi làng thường khá nhỏ, chỉ khoảng 20 - 30 hộ gia đình, tương ứng với khoảng 150 - 250 người. Họ xây dựng những ngôi nhà gần nhau để tiện giúp đỡ, hỗ trợ nhau lúc khó khăn và sử dụng phần đất xung quanh khu dân cư để canh tác nông nghiệp, tạo nên nguồn thức ăn ổn định và lâu dài phục vụ người dân. Những hộ dân cư đầu tiên chọn vị trí xây dựng làng gần nguồn nước dồi dào như suối hoặc sông. Gần đó là cánh rừng rậm rạp đóng vai trò giữ nước và cung cấp nguồn thức ăn, sản vật phục vụ đời sống dân cư. Vị trí xây dựng làng tốt nhất theo kinh nghiệm hàng nghìn năm nay là lưng tựa núi, mặt giáp sông. Về làng Việt, hình ảnh gây ấn tượng đầu tiên chính là cổng làng và lũy tre bao quanh làng. Cổng làng còn có chức năng thẩm mỹ, là biểu tượng, thể hiện vị thế của làng và là dấu ấn của quê hương. Trong làng còn có các công trình kiến trúc khác, là những thành tố tạo nên diện mạo, không gian văn hóa của làng. Trong làng có nhiều ngõ nhỏ thông với nhau thuận tiện cho cuộc sống canh tác lúa của người Việt. Con đường chính trong làng thường dẫn tới Đình làng, nơi thờ Thành Hoàng Làng. Với vị trí trung tâm, Đình làng là công trình kiến trúc tâm linh tiêu biểu, niềm tự hào của làng Mỗi làng thường có bản hương ước riêng quy ước về đạo đức lối sống, khuyến cáo dân làng những điều nên làm và không nên làm. Nhiều điều trong hương ước phù hợp với đời sống đã góp phần hình thành những phong tục tập quán văn hoá tốt đẹp, tạo nên tính cách tiêu biểu của người dân quần cư trong làng Việt. Trong cuộc sống ngày càng phát triển hiện nay, những ngôi làng cổ Việt Nam dần không còn nữa. Người trẻ không chịu được sự thanh tĩnh, vắng lặng của ngôi làng quê mà tìm đến nơi thành phố hào hoa náo nhiệt, để lại những người già của thế hệ trước. Tôi băn khoăn, nếu thế hệ trước dần mất đi, thì liệu nét cổ truyền của làng quê Việt Nam liệu có tan biến theo chân họ? 2. YẾU TỐ SINH THÁI - ECOLOGY Để trở thành một Eco village đúng nghĩa - ngoài những điều kiện cơ bản của một ngôi làng thì nơi này phải đưa được yếu tố sinh thái vào trong sinh hoạt, sản xuất, phát triển ngôi làng. Yếu tố sinh thái được thể hiện qua việc giữ vững và phát triển hệ sinh thái: Rừng, nước (sông suối), đất (vi sinh vật), thảm thực vật,... Việc giữ vững thể hiện ở việc khai thác có kế hoạch, có giới hạn, không khai thác ồ ạt, kết hợp với nuôi trồng phục hồi hệ sinh thái. Bên cạnh đó, yếu tố sinh thái cũng được thể hiện trong việc canh tác nông nghiệp: Canh tác nông nghiệp theo phương pháp sinh thái, không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu, thay vào đó là sử dụng những thảo dược tự nhiên như giấm, tỏi, ớt để chống sâu bệnh, dùng đèn đêm trên ao cá để thu hút côn trùng bay theo mùa, sử dụng thiên địch với côn trùng gây hại,... Ngoài ra trồng xen kẽ cây lương thực và thảo dược cũng giúp giảm thiểu các sinh vật gây hại. Các công trình kiến trúc trong Eco village cũng phải được xây dựng theo hướng sinh thái. Công trình kiến trúc được nghiên cứu giữ vững cái hồn của kiến trúc địa phương và ứng dụng những vật liệu địa phương hoặc vật liệu sinh thái mới vào trong xây dựng để phục vụ nhu cầu sống của con người hiện đại. Những thiết kế được tùy biến dựa theo hiện trạng tự nhiên, hạn chế sự tác động nhiều nhất vào hệ sinh thái và vi sinh tự nhiên (nương tựa vào thiên nhiên). Các ngôi nhà, công trình được thiết kế hòa mình vào thiên nhiên, không san lấp nhiều hoặc không thay đổi địa hình tự nhiên, không chặt cây lâu năm, nếu cần thiết thì di chuyển nó,... Hạn chế sử dụng xi măng trong xây dựng, thay vào đó kết cấu nhà, đồ nội thất được làm bằng những vật liệu tự nhiên lấy ngay tại địa phương hoặc khu vực xung quanh. Gạch lát sàn, lát sân làm bằng đất nung, bê tông ép; sử dụng đường sinh thái thay cho đường bê tông… Vấn đề xử lý rác thải cũng cần được chú trọng để không ảnh hưởng đến sự cân bằng của hệ sinh thái. Nhựa là chất thải gây tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến môi trường bởi thời gian phân hủy lâu của chúng. Hạn chế sử dụng ống hút, muỗng, ly nhựa dùng một lần, những sản phẩm như thủy tinh, chai nhựa và bìa cứng được tái chế để sử dụng lại. Còn những chất thải có thể phân hủy nhanh chóng như vỏ rau củ, giấy, đồ ăn thừa được phân hủy trực tiếp tại vườn nhà mỗi hộ gia đình hoặc dùng để nuôi động vật. Cuộc sống của con người hữu hạn trong khoảng thời gian vô hạn, con người càng tác động tiêu cực vào tự nhiên thì càng tạo ra sự mất cân bằng sinh thái; lúc đó theo lẽ tự nhiên thì hệ sinh thái phải tự cân bằng. Chính vì lẽ đó, việc xây dựng một ngôi làng, một cộng đồng dân cư hòa mình vào hệ sinh thái tự nhiên, sống với thiên nhiên là một hướng đi bền vững cho con người. MỘT ECO VILLAGE CÓ THỂ KẾT HỢP DỊCH VỤ GÌ? Một Eco village có hai lợi thế lớn: Yếu tố làng và tính sinh thái. Yếu tố làng được thể hiện qua con người, văn hóa, hoạt động xã hội, lễ hội,... Tính sinh thái là một thế mạnh của Eco village cần được đầu tư khai thác triệt để, tạo nên nguồn thu nhập dồi dào cho người dân sinh sống tại đây. Nếu xây dựng được một Eco village - làng sinh thái với những đặc điểm tôi vừa nêu ở trên, nơi đây có rất nhiều lợi thế để tổ chức du lịch sinh thái. Từ những lợi thế về mặt tự nhiên của làng có thể quy hoạch và phát triển làng theo hướng sản xuất những đặc sản, sản phẩm làng nghề, tổ chức các dịch vụ du lịch trải nghiệm làm nông cho du khách hoặc tổ chức những lễ hội, chợ phiên trái cây, nông sản. Nếu làng có sông đủ lớn hãy tổ chức những lễ hội định kỳ trên sông giúp thu hút khách du lịch từ nhiều nơi đến trải nghiệm, tạo thêm thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, lưu ý cần có chiến lược phát triển du lịch hợp lý để không phá vỡ yếu tố sinh thái của ngôi làng. Đối với một số làng đang còn tồn tại hiện nay, chúng ta nên tạo ra những quy định về xây dựng công trình trong làng để không phá vỡ quy hoạch, cảnh quan và hệ sinh thái của làng. Cùng với đó là làm việc với chính quyền địa phương để lên kế hoạch về định vị thương hiệu làng, dự tính được sự phát triển nhân khẩu, nhân lực lao động,... Lúc đó chúng ta có thể tác động vào sự phát triển hệ sinh thái của làng theo hướng thuận tự nhiên, phát triển kinh tế của làng theo hướng tuần hoàn tự nhiên. Trong quá trình làm việc, tôi gặp nhiều người trăn trở tìm về những ngôi làng Việt xưa, nơi con người được hòa mình vào bóng cây xanh mát cùng không gian thanh tĩnh, yên bình. Có thể một ngày nào đó khi chúng ta mất đi, chắc chắn sẽ có người hiểu và tiếp tục công việc đang dang dở này. Đó là di sản mà chúng ta để lại cho thế hệ sau. Nguồn: Anh Phạm Thanh Tùng

























(Feed generated with FetchRSS)

from Trần Minh Bất Động Sản on Facebook https://ift.tt/3fcAsve
via IFTTT

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Lakeview City – Xứng tầm thành phố thượng lưu ven hồ

Safira Khang Điền

Goldmark City - Mang đến cuộc sống thịnh vượng, vững bền hạnh phúc